VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

Thị trường hàng hóa được hình thành chủ yếu từ nhu cầu đầu tư và bảo hiểm rủi ro hàng hóa . Nếu như nhà đầu cơ chấp nhập mọi rủi ro để kiếm tiền từ thị trường, thì nhà bảo hiểm rủi ro lại sử dụng chúng như một công cụ bảo vệ tiền bằng cách giao dịch hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về việc giao dịch một tài sản cơ sở diễn ra trong tương lai với mức giá được ấn định trước đó.

Hợp đồng tương lai được xem là công cụ tài chính giúp bảo hiểm rủi ro hàng hóa, tránh rủi ro biến động giá hàng hóa trong tương lai, từ những yếu tố khách quan khó dự đoán trước như: thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, lạm phát, lãi suất chính phủ,…

Trên thế giới, hợp đồng tương lai xuất hiện khá sớm từ những năm 1800, và Hội đồng Thương mại Chicago (gọi tắt là CBOT) đã tiêu chuẩn hóa các hợp đồng tương lai vào năm 1865, giúp nhà bảo hiểm rủi ro giao dịch ngũ cốc và các hàng hóa nông sản giao dịch trên sàn này.

Nhà bảo hiểm rủi ro có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tham gia với tư cách là người sản xuất, nông dân, tiểu thương có tham gia vào quy trình kinh doanh một loại hàng hóa cụ thể.

Ví dụ về sử dụng hợp đồng tương lai để bảo hiểm hàng hóa

Một người nông dân trồng cây chăn nuôi – trong ví dụ này là đậu tương – và có rủi ro là giá đậu tương của họ sẽ giảm vào thời điểm thu hoạch. Người nông dân dự kiến sản xuất 500.000 giạ đậu tương, do đó họ sẽ bán 100 hợp đồng tương lai đậu tương trên CBOT, tương ứng với giá trị 5.000 giạ/hợp đồng theo giá hiện tại là $13/giạ, điều này giúp người nông dân giữ giá sản lượng thu hoạch ngay từ đầu mùa vụ.

Vào thời điểm thu hoạch 6 tháng sau, giá đậu tương giảm còn $10/giạ, thì người nông dân vẫn sẽ kiếm được lợi nhuận ở mức $13/giạ. Bằng cách đó, người nông dân có thể tránh được rủi ro giảm giá; bên cạnh đó, nếu tại thời điểm trên, giá đậu tương tăng cao ngược với dự đoán lên mức $16/giạ, người nông dân sẽ bỏ lỡ mức lợi nhuận $3/giạ so với giá bán được thỏa thuận trước đó.

Vai trò của hợp đồng tương lai

Theo ví dụ trên, chúng ta có thể thấy sử dụng hợp đồng tương lai trong bảo hiểm rủi ro hàng hóa, không chỉ giúp người nông dân, thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa giảm thiểu rủi ro, bảo toàn vốn và lợi nhuận giao dịch, mà không tốn thời gian lưu kho, chi phí cất trữ và bảo quản hàng hóa.

Lưu ý khi sử dụng bảo hiểm hàng hóa

Ký quỹ là bước bắt buộc để giao dịch hợp đồng tương lai trên sàn hàng hóa và phòng vệ rủi ro. Giá trị ký quỹ dao động từ 7-15%/tổng giá trị hàng hóa, có thể thay đổi theo quy định sàn hàng hóa và thời gian.

Sử dụng hợp đồng tương lai như một dạng bảo hiểm hàng hóa để phòng ngừa rủi ro, nhưng nó sẽ làm mất đi một số cơ hội thu lợi nhuận cao khi giá hàng hóa tăng vọt tại thời điểm đáo hạn trong tương lai.

Quy mô và thông số kỹ thuật của hợp đồng không phải lúc nào cũng hoàn toàn phù hợp với phạm vi bảo hiểm rủi ro được yêu cầu.

Ví dụ, một hợp đồng cà phê Arabica kỳ hạn “C” có giá trị 37.500 pound cà phê và có thể do giá trị quá lớn hoặc không tương xứng để đáp ứng các yêu cầu bảo hiểm rủi ro của nhà sản xuất / người tiêu dùng. Đổi lại hợp đồng quy mô nhỏ sẽ thích hợp trong trường hợp này.

Các hợp đồng tương lai có sẵn nhưng tiêu chuẩn nhất định tương ứng theo thông số kỹ thuật nông sản/hàng hóa. Ví dụ: một người nông dân trồng cafe Moka hoặc Culi nhưng hợp đồng tương lai cafe chỉ mới dành cho Robusta và Abrabica, thì người nông dân đó buộc phải sử dụng 2 hợp đồng cafe này để giao dịch.

Để giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư cần phải có tài khoản môi giới hoặc người môi giới hàng hóa uy tín.

Chia sẻ bài viết:

Bài tương tự