TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

Nhắc đến đầu tư, chắc hẳn nhiều người quen thuộc với các kênh đầu tư như: Chứng khoán, bất động sản, vàng, forex,… Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, thị trường Việt Nam có sự gia nhập thêm các kênh đầu tư tiềm năng mới như đầu tư hàng hóa phái sinh.

Theo thống kê của chuyên gia tài chính thế giới, tính trong tháng 1/2020, khối lượng giao dịch hàng hóa phái sinh lên đến 10.000 hợp đồng giao dịch bình quân mỗi ngày và được đánh giá là một trong những sản phẩm tài chính có giao dịch năng động trong thị trường tài chính mới nổi.

Kênh giao dịch hàng hóa phái sinh

Đầu tư hàng hóa phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua/bán khối lượng hàng hóa nhất định với mức giá được thỏa thuận tại đúng thời điểm xác định trong tương lai, các nhà đầu tư sẽ không cần mua bán tích trữ hàng thực mà chỉ cần giao dịch trực tuyến qua phần mềm giao dịch như giao dịch chứng khoán. Hoạt động mua/bán thể hiện qua các khối lượng lệnh các hợp đồng tương lai có kì  hạn tại các Sở giao dịch hàng hóa thế giới .

Sở giao dịch hàng hóa được thành lập và phát triển quy mô giao dịch tại nhiều quốc gia trên thế giới, đóng vai trò là một tổ chức giao dịch hàng hóa tập trung các nhóm hợp đồng tương lai (HĐTL) và hợp đông quyền chọn (HĐQC), cụ thể:

  • Sở giao dịch hàng hóa Chicago – CBOT (1848) giao dịch chủ yếu HĐTL nhóm nông sản.
  • Sở giao dịch hàng hóa Newyork – NYMEW (1872) giao dịch HĐTL nhóm Năng lượng và Kim Loại quý.
  • Sở giao dịch hàng hóa Nhật Bản – TOCOM (1948) ban đầu tổ chức giao dịch HĐTL nhóm Kim Loại và năng lượng sau đó dần mở rộng sản phẩm giao dịch như hiên nay.
  • Sở giao dịch lục địa – ICE giao dịch hợp đồng tương lai nhóm Năng lượng và tiền điện tử.

Vào 01/09/2020, Bộ công thương quyết định cấp phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam gọi tắt MXV theo giấy phép số 4596/GP-BCT, là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam và liên thông với hầu hết các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới để triển khai hệ thống giao dịch và phát triển sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường phái sinh thế giới một cách dễ dàng và nahnh chóng, góp phầnxây dụng một kênh huy động vốn ngắn, trung và dài hạn phát triển kinh tế đất nước.

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam không trực tiếp hướng dẫn cho khách hàng giao dịch mà thông qua các thành viên Kinh doanh chính thức của mình để cung cấp dịch vụ môi giới giao dịch hàng hóa phái sinh dưới sự quản lý của MXV.

Sản phẩm giao dịch

Gồm 4 nhóm chính: 

  • Nhóm nông sản là hợp đồng tương lai có kì hạn của Ngô, Đậu tương, Dầu đậu tương, Lúa mì, Gạo,…
  • Nguyên liệu công nghiệplà các hợp đồng tương lai có kì hạn của Cà phê, Cao su, Đường, Bông,…
  • Nhóm Kim loại là hợp đồng tương lai có kì hạn của Bạc, Bạch kìm, Đồng, Quặng sắt,…
  • Nhóm Năng lượng là hợp đồng tương lai có kì hạn của Dầu thô, khí tự nhiên, xăng pha chế,..

Vai trò của thị trường phái sinh hàng hóa

Việc tạo lập và phát triển thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Nó là kênh huy động vốn, kích thích sự luân chuyển vốn đầu tư trong và ngoài nước trong ngắn – trung và dài hạn.

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, thì trường hàng hóa phái sinh được thành lập và phát triển với các vai trò chủ yếu sau:

  • Thị trường hàng hóa phái sinh là kênh huy động, tập trung và luân chuyển vốn linh hoạt cho nền kinh tế
    Thị trường hàng hóa phái sinh cùng chứng khoán, bất động sản,… đang trở thành nơi tập trung nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, quỹ tài chính, tạo “sân chơi” minh bạch, hợp pháp dưới sự cấp phép của Bộ Công Thương, và quản lý bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận từ việc phân tích biến động giá cả hàng hóa thực tế theo quy luật cung-cầu, sự kiện kinh tế, chính trị để mua và bán các hợp đồng tương lai theo hai chiều linh hoạt, ngay cả khi thị trường tăng hay giảm điểm.
  • Thị trường hàng hóa phái sinh là công cụ phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các bên tham gia
    Bên cạnh là công cụ đầu tư, thị trường hàng hóa phái sinh còn là công cụ bảo hiểm rủi ro hàng hóa cho người sản xuất, nông dân, tiểu thương có tham gia vào quy trình kinh doanh một loại hàng hóa cụ thể cho thị trường, thông qua việc mua bán hợp đồng tương lai hàng hóa để giảm thiểu rủi ro vận chuyển, lưu trữ và bảo quản hàng hóa, tối ưu nguồn vốn cũng như lợi nhuận kinh doanh.
  • Thị trường hàng hóa phái sinh góp phần đa dạng hóa các hình thức đầu tư và huy động vốn trong nền kinh tế
    Thị trường hàng hóa phái sinh đang dần trở thành một công cụ đầu tư mới, đa dạng phù hợp với nhà đầu tư đã có kinh nghiệm đầu tư tài chính. Với một cấu trúc sản phẩm hơn 21 loại sản phẩm đa dạng nhiều kỳ hạn, và thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể lựa chọn những hàng hóa phù hợp với kiến thức và phong cách đầu tư của mình, hoặc thông qua các nhà tư vấn chuyên môn để lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp. Nhờ vậy, tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được thu hút vào công cuộc đầu tư. Vốn đầu tư sinh lời sẽ kích thích ý thức đầu tư của mọi người, thay vì cất trữ như trước đây. Như vậy, kênh đầu tư hàng hóa phái sinh là một trong những công cụ cung cấp cơ hội đầu tư, nâng cao luân chuyển tiền để kích cầu kinh tế đất nước phát triển.
  • Thị trường hàng hóa phái sinh là nơi phản ánh thực trạng hàng hóa trong hiện tại và tương lai
    Với cơ chế giao dịch liên thị trường, qua phiên Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, giá cả hàng hóa giao dịch được phản ánh chân thật và minh bạch nhất hiện trạng hàng hóa quốc gia và các nước trên thế giới thông qua thiếu hụt hay dư thừa cung và cầu hàng hóa tại thời điểm nhất định được phản ánh qua mức giá trên thị trường. Các doanh nghiệp từ đó có thể chủ động hơn trong việc đảm bảo biến động chi phí đối với các nguyên liệu đầu vào có liên quan, hoặc có thể giảm thiểu được các rủi ro biến động giá đầu ra. Đó còn là nơi kết nối giữa người mua và người bán đối với việc giao nhận hàng, các hàng hóa này đều là các hàng hóa được chuẩn hóa.
Chia sẻ bài viết:

Bài tương tự