PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG GIAO DỊCH HÀNG HÓA PHÁI SINH
Phân tích kỹ thuật được ví như một loại vũ khí không thể thiếu của các nhà giao dịch trong ngày hoặc lướt sóng trong thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường phái sinh hàng hoá. Vậy phân tích kỹ thuật là gì? Tầm quan trọng của chúng trong quyết định chiến lược giao dịch là gì?

Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là một phương pháp nghiên cứu, phân tích xu hướng biến động giá của các sản phẩm giao dịch để dự đoán hành vi thị trường tương lai dựa trên những thay đổi về giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ, chủ yếu trong ngắn hạn theo ngày/tuần hoặc vài tháng gần nhất. Phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi cho hàng hoá phái sinh, chứng khoán và thị trường phi tập trung…
Phân tích kỹ thuật chỉ tập trung vào những thay đổi trong giá cả trong lịch sử, vì vậy phương pháp này được sử dụng như một công cụ nhằm kiểm tra sự biến động giá và khối lượng giao dịch. Nhiều nhà đầu tư sử dụng phân tích này để xác định các xu hướng và các cơ hội giao dịch tiềm năng.
Ưu nhược điểm trong phân tích kỹ thuật
Ưu điểm
1. Hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance)
Phân tích biểu đồ kỹ thuật có thể giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự, hay nói cách khác là xác định các điểm đảo chiều thị trường có khả năng nhất cao nhất. Chúng thường được đánh dấu bởi các khung thời gian giao dịch, nơi giá dao động trong phạm vi hẹp suốt một khoảng thời gian dài, giúp các nhà đầu tư phán đoán được lực cung cầu của thị trường. Khi giá phá vỡ, nó báo hiệu rằng cung hoặc cầu đã bắt đầu vượt lên. Nếu giá di chuyển trên biên trên của phạm vị giao dịch thì bên mua sẽ thắng. Nếu giá di chuyển xuống vùng biên dưới của phạm vị đó thì ta hiểu rằng bên bán đang có lợi thế hơn.
2. Tập trung biểu diễn giá
Mục tiêu chính là dự đoán giá cả trong tương lai, có nghĩa là chú ý đến xu hướng. Thông qua cách tập trung biểu diễn giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dự đoán được giá tương lai. Thị trường thường có một chỉ số quan trọng dẫn dắt nền kinh tế từ 6 đến 9 tháng.
Nếu bạn muốn bắt kịp với thị trường , bạn phải cần xem xét trực tiếp vào diễn biến giá cả. Mặc dù thị trường nhạy cảm với những thay đổi đột ngột, nhưng những manh mối kỹ thuật thường phát triển trước khi thị trường có biến động lớn.
3. Giá lịch sử
Biểu đồ giá trong phân tích kỹ thuật sẽ giúp cho các nhà đầu tư xem xét lại diễn biến biến giá hàng hóa trong quá khứ. Đây là tiêu chí cần thiết để đánh giá xu hướng thị trường trong ngắn hạn tại thời điểm tương lai.
4. Hỗ trợ tìm điểm vào
Phân tích kỹ thuật có thể xác định thời điểm thích hợp để giúp nhà đầu tư quyết định thời điểm mua hoặc bán
Nhược điểm
1. Sai số trong phân tích
Cũng giống như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật mang tính chủ quan vì những ý kiến và nhận định của các cá nhân có thể được thể hiện trong bài phân tích. Điều quan trọng là bạn phải tiếp thu những ý kiến này một cách có chọn lọc.
2. Tính tương đối
Tính tương đối của phân tích kỹ thuật phụ thuộc vào tính chủ quan trong nhận định của mỗi nhà đầu tư. Nghĩa là cùng một biểu đồ phân tích khi đưa cho hai nhà đầu tư sẽ có cách nhìn nhận, và ra chiến lược khác nhau. Mọi chuyện đều có tính tương đối, phụ thuộc vào cách nhìn nhận của người xem.
3. Độ trễ lớn
Phân tích kỹ thuật đã bị chỉ trích vì có độ trễ khá lớn. Có khi chỉ trong vài phút cân nhắc quyết định, thì thị trường đã có sự dịch chuyển đáng kể. Đặc biệt trong thị trường hàng hóa phái sinh hàng hóa, đặc điểm này còn dễ nhận diện rõ ràng hơn. Do đó, cần kinh nghiệm, kỹ năng phân tích để có sự quyết đoán, hiệu quả khi đóng/mở vị thế.
4. Tín hiệu nhiễu
Không phải lúc nào các tín hiệu thị trường và mô hình phân tích kỹ thuật, bạn kết hợp vào đều cho ra kết quả đúng. Bên cạnh đó, thị trường hàng hóa phái sinh nói riêng và các thị trường đầu tư nói chung, đều bị tác động bởi nhiều yếu tố và thông tin bất chợt bên ngoài, khiến các dự đoán phân tích kỹ thuật đôi khi không chính xác.
Lưu ý khi áp dụng phân tích kỹ thuật vào đầu tư hàng hoá
Nhiều nhà đầu tư thường quá đặt niềm tin vào các tín hiệu mua/bán từ phân tích kỹ thuật mang lại, khi đó bạn dễ rơi vào trạng thái khó kiểm soát cảm xúc, tìm kiếm các mô hình phân tích ủng hộ, chứng minh những phán đoán đó là đúng mà không biết kết quả sau đó như thế nào.
Lưu ý, phân tích kỹ thuật chỉ là công cụ giúp bạn kiếm tiền trên thị trường, hãy luôn giữ sự bình tĩnh linh hoạt, khi một mô hình hay xu hướng thay đổi, bạn nên biết cách để tìm lý do và giải thích chúng một cách trực quan nhất.
Khi bạn càng hiểu rõ về phân tích kỹ thuật thì mức độ chính xác trong phân tích sẽ càng cao. Bạn cũng nên kết hợp thêm các nguồn thông tin kinh tế tài chính liên quan trong phân tích cơ bản để đưa ra quyết định hiệu quả cuối cùng trong giao dịch.