NHẬP KHẨU CÀ PHÊ CỦA MỸ VÀ CHÂU ÂU PHỤC HỒI NHẸ SAU ĐẠI DỊCH
Nhập khẩu cà phê của Mỹ tiếp tục phục hồi trong năm 2020/21, theo báo cáo mới nhất của USDA về Thị trường Cà Phê thế giới.
Nhập khẩu của Mỹ chủ yếu là cà phê Arabica chưa rang. Tỷ trọng cà phê Arabica trong cơ cấu nhập khẩu đã tăng từ 68% năm 2011/12 lên mức 80% vào năm 2020/2021. Về khối lượng, nhập khẩu cà phê arabica năm 2020/2021 đạt 19.4 triệu bao, trong khi đó, lượng cà phê Robusta nhập khẩu chỉ còn 3.5 triệu bao. Nhập khẩu cà phê đã khử caffein duy trì ở mức ổn định và đạt 1.5 triệu bao trong năm 2020/2021.

Trong một thập niên qua, Mỹ ngày càng phụ thuộc vào cà phê Arabica đến từ Brazil và Colombia. Thị phần cà phê Arabica của Brazil đã tăng từ 29% lên 36% và thị phần của Colombia đã tăng từ 17% lên 23% nhờ sản lượng vượt trội hơn so với các nhà cung cấp khác. Trong khi đó, nhập khẩu từ Mexico liên tục bị cắt giảm một nửa xuống còn 4%.
Nhập khẩu cà phê của Mỹ được dự báo sẽ tăng nhẹ 500.000 bao lên 25,5 triệu bao vào năm 2022/2023. Các nhà cung cấp hàng đầu dự kiến bao gồm Brazil (30%), Colombia (19%), Việt Nam (10%) và Honduras (7%). Dự trữ cuối kỳ được dự báo sẽ tăng 300.000 bao lên 6,5 triệu bao.
Nhu cầu tiêu thu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,8 triệu bao trong năm 2022/23 lên 167,0 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Brazil. Tồn kho cuối kỳ dự kiến sẽ tăng 2,1 triệu bao lên 34,7 triệu bao sau đợt giảm mạnh của năm trước đó.
Trong khi đó, nguồn cung được dự báo tiếp tục dồi dào vào vụ 2022/23. Sản lượng cà phê thế giới trong năm 2022/23 được dự báo sẽ phục hồi 7,8 triệu bao so với năm ngoái lên 175,0 triệu bao, chủ yếu do vụ Arabica của Brazil rơi vào năm của chu kỳ sản xuất hai năm/lần:
Tại Brazil, sản lượng cà phê Arabica được dự báo sẽ phục hồi 5,1 triệu bao lên 41,5 triệu bao. Phần lớn các khu vực sản xuất đang trong chu kỳ sản xuất hai năm/lần, do đó sản lượng khả năng sẽ cao hơn trong vụ tới. Tuy nhiên, sản lượng này vẫn thấp hơn nhiều so với các vụ mùa gần đây.
Nhiều vùng trồng trọt cây cà phê Arabica tiếp tục phục hồi sau các đợt sương giá nghiêm trọng giai đoạn tháng 6-7/2021. Băng giá nhẹ cũng được quan sát thấy vào tháng trước song dự báo chỉ gây thiệt hại nhẹ.
Vụ thu hoạch cà phê Robusta được dự báo sẽ tiếp tục tăng đạt mức kỷ lục 22,8 triệu bao, tăng 1,1 triệu bao do điều kiện thời tiết thuận lợi và quản lý cây trồng tốt. Diện tích thu hoạch tăng nhẹ cũng hỗ trợ cho sản lượng thu hoạch dự kiến. Tổng sản lượng thu hoạch 2 loại cà phê Arabica và Robusta dự báo tăng 6,2 triệu bao lên 64,3 triệu bao.
Tại Việt Nam, Sản lượng thu hoạch được dự báo là 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm ngoái, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là Robusta. Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cây cà phê ra hoa và phát triển tốt. Điều kiện ẩm ướt hơn bình thường làm giảm nhu cầu và chi phí tưới tiêu. Tuy nhiên, giá phân bón đã tăng vọt lên tới 70% trong 6 tháng qua trong khi giá cà phê trong nước vẫn đi ngang. Nông dân đã phản ứng bằng cách giảm sử dụng phân bón, dự kiến sẽ làm giảm năng suất và sản lượng so với năm trước.
Tại Colombia, Sản lượng cà phê Arabica của Colombia được dự báo không đổi ở mức 13,0 triệu bao với điều kiện trồng trọt bình thường. Nguyên nhân chính được cho là vì người nông dân hạn chế sử dụng phân bón do giá tăng đột biến gần đây. Colombia phụ thuộc nhiều vào các thành phần phân bón nhập khẩu như nitơ, phốt pho và kali.
Tại Indonesia, Sản lượng cà phê của Indonesia được dự báo sẽ tăng gần 800.000 bao lên 11,4 triệu bao. Sản lượng Robusta dự kiến đạt 10,0 triệu bao với điều kiện trồng trọt thuận lợi ở khu vực Nam Sumatra và Java, nơi trồng khoảng 75%. Sản lượng arabica cũng tăng nhẹ lên 1,4 triệu bao. Xuất khẩu đậu dự báo sẽ tăng 200.000 bao lên 6,5 triệu.
Đối với mặt hàng cà phê Robusta, nguồn cung ổn định cùng nhu cầu phục hồi ở mức thấp khiến giá tiếp tục xu hướng đi ngang hình thành từ đầu tháng 3 đến nay. Giá cà phê Robusta tháng 9 sàn ICE đang giao dịch quanh mức 2040-2050 USD/tấn. Đường MA15 không đóng nhiều vai trò khi liên tục bị giá thay đổi vai trò (hỗ trợ – kháng cự). RSI(20) vẫn vận động quanh mức 50 cho vị thế giữ bên mua và bên bán vẫn tương đối cân bằng. Hỗ trợ mạnh nằm ở ngưỡng 2000 ngay đường EMA250 trong khi kháng cự mạnh cần phải vượt qua để trở lại xu hướng tăng dài hạn ở ngưỡng 2150. Nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục vận động trong kênh giá nằm ngang với biên độ rộng trong ngưỡng 2000 -2150 và chờ đợi các thông tin mới từ thị trường.
